Đầu tư thụ động là một phương pháp mà những nhà đầu tư sẽ hạn chế thực hiện những giao dịch mua bán nhằm tối ưu hóa lợi nhuận đạt được. Thế nhưng, không phải tất cả các nhà đầu tư đều ưa chuộng chiến lược đầu tư này. Sẽ có một số người rất tán thành nó, tuy nhiên cũng có một số người lại yêu thích phong cách đối lập là đầu tư chủ động. Bài viết dưới đây của Traderforex sẽ giúp bạn nghiên cứu Passive Investing là gì cùng với những thông tin liên quan nhé.
Đầu tư thụ động và đầu tư chủ động
Passive Investing là gì?
Đầu tư thụ động hay còn gọi là Passive Investing, đây là một chiến lược đầu tư lâu dài nhằm mục đích xây dựng tài sản một cách bền vững theo thời gian. Thông qua việc hạn chế thực hiện giao dịch mua bán chứng khoán, chiến lược đầu tư này giúp nâng cao lợi nhuận dài hạn bằng cách cắt giảm chi phí.
Những nhà đầu tư tán thành chiến lược đầu tư này tin tưởng rằng thị trường sẽ ghi nhận những thành tựu tốt đẹp. Họ không chú ý tới việc tận dụng sự biến động thị trường ngắn hạn để thu lợi, thay vào đó, họ chọn đầu tư và duy trì nó lâu dài hơn. Đây cũng là một cách tiếp cận thường được nhắc đến là “mua và nắm giữ”.
Bạn có thể nhận diện được một nhà đầu tư thụ động thông qua việc họ mua và nắm giữ cổ phần của một hoặc nhiều doanh nghiệp trong dài hạn. Thế nhưng nhìn chung khi nhắc tới đầu tư thụ đầu thì mọi người đều nói đến việc mua cổ phần trong các quỹ phản ánh sự hoạt động một nhóm công ty, chỉ số chứng khoán, ngành nghề hoặc nền kinh tế.
Nhất là đối với những quỹ được nhiều người biết đến trong thời gian gần đây càng nhiều nhà đầu tư nhận thấy rằng việc duy trì lợi thế so với thị trường trong suốt thời gian dài là rất khó khăn và gần như là không thể.
Active Investing là gì?
Để hiểu rõ hơn Passive Investing là gì thì bạn cũng nên nắm được chiến lược trái ngược với nó – đầu tư chủ động và sự khác biệt giữa hai chiến lược này.
Đầu tư chủ động yêu cầu chiến lược thực tế hơn để đầu tư và nỗ lực đánh bại thị trường. Đầu tư chủ động bao gồm việc thường xuyên mua và bán chứng khoán, yêu cầu phân tích, nghiên cứu liên tục vì thời gian đều là vàng là bạc, giành giật từng giây.
>> Xem thêm: Các yếu tố tác động đến khi tham gia đầu tư vàng là gì?
Khác với Passive Investing, những nhà đầu tư chủ động thường sẽ tập trung vào những biến động ngắn của thị trường, Nếu giá trị của chứng khoán họ sở hữu bắt đầu giảm, họ có thể quyết định bán nó càng nhanh càng tốt, thay vì nỗ lực đối mặt với giảm giá.
Những nhà đầu tư ưa chuộng chiến lược này vì có thể quyết định mua cổ phiếu trong một quỹ quản lý chủ động. Những quỹ này sẽ dùng những nhà quản lý chịu trách nhiệm giám sát danh mục đầu tư của quỹ, quyết định lựa chọn chứng khoán để mua và bán, đặc biệt là thời gian thực hiện giao dịch này.
So sánh đầu tư thụ động với đầu tư chủ động
Đầu tư thụ động và đầu tư chủ động cái nào tốt hơn? Đây là một vấn đề cần được cân nhắc ngay từ đầu, vì câu trả lời sẽ quyết định đến chiến lược đầu tư của bạn.
Thật tiếc khi mà có rất nhiều vấn đề tại thị trường đầu tư cũng như trong cuộc sống của mỗi người sẽ không có câu trả lời chắc chắn.
Cả hai chiến lược đầu tư này đều sẽ có những điểm mạnh và hạn chế khác nhau, và đưa ra lựa chọn chiến lược nào thì sẽ phụ thuộc vào nhu cầu, sở thích và kế hoạch đầu tư của mỗi người.
Trong những nội dung tiếp theo hãy cùng đánh giá một số điểm mạnh và hạn chế của đầu tư thụ động.
Cách tiếp cận Passive Investing như thế nào tốt nhất?
Để tiếp cận chiến lược đầu tư này tốt nhất, bạn cần chú ý một số điều dưới đây:
- Lựa chọn quỹ chỉ số phù hợp: Hiện nay trên thị trường có đa dạng các quỹ chỉ số khác nhau. Chính vì thế bạn cần phải tìm cho mình một quỹ chỉ số đáp ứng với yêu cầu, mục tiêu và rủi ro chấp nhận được khi đầu tư của mình.
- Đầu tư thường xuyên: Bạn nên tiến hành đầu tư đều đặn, ví dụ như theo tháng hoặc theo quý. Việc này sẽ giúp bạn cân bằng được rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận.
- Không bán tháo: Bạn cần phải bình tĩnh không vội vàng bán tháo tại thời điểm thị trường suy giảm.
Lựa chọn kênh Passive Investing thích hợp
Khi lựa chọn kênh Passive Investing, bạn cần phải lưu ý những vấn đề dưới đây:
- Mục tiêu đầu tư: Bạn cần phải có một mục tiêu đầu tư rõ ràng và cụ thể. Mục tiêu của bạn có thể là tạo ra một nguồn thu thụ động, làm khoản tiết kiệm hưu trí hoặc tích trữ tài sản.
- Mức độ chấp nhận rủi ro: Bạn cũng cần phải xác định mức độ chấp nhận rủi ro của bản thân là trong tầm nào? Thị trường đầu tư luôn có nhiều rủi ro tiềm ẩn và bạn cần phải xem xét mức độ chịu đựng rủi ro của bản thân trước khi quyết định đầu tư.
- Thời gian đầu tư: Bạn cũng cần phải đặt cho mình một mốc thời gian đầu tư cụ thể. Thị trường đầu tư thường sẽ đem đến nhiều lợi nhuận hơn cho những khoản đầu tư dài hạn.
Những kênh Passive Investing nên tham khảo
Bạn có thể lựa chọn Passive Investing cho kênh khác nhau, tuy nhiên được nhiều người lựa chọn nhất là những phương án sau:
- Quỹ chỉ số: Đây là lựa chọn Passive Investing được ưa chuộng nhất. Những quỹ chỉ số sở hữu cổ phiếu của một chỉ số thị trường, ví dụ như S&P 500. Đa phần những quỹ chỉ số sẽ không có chi phí cao và hiệu suất ổn định trong thời gian dài.
- Chứng chỉ quỹ giao dịch trên sàn (ETF): ETF là một quỹ Passive Investing được niêm yết và giao dịch mua bán tại sàn chứng khoán. Quỹ đầu tư này có tính thanh khoản cao và mức chi phí nhỏ.
- Thị trường trái phiếu: Đây là địa điểm tiến hành những giao dịch trái phiếu, loại chứng khoán nợ do chính phủ, đơn vị hoặc tổ chức tài chính phát hành. Thị trường này đem đến một khoản lợi nhuận ít biến động hơn so với thị trường chứng khoán.
- Bất động sản: Đây là một hình thức Passive Investing cơ bản. Bạn có thể tham gia đầu tư bất động sản thông qua việc mua đất, mua nhà, cho thuê hoặc có thể đầu tư cho những quỹ đầu tư bất động sản.
Ưu điểm và hạn chế của phương pháp đầu tư thụ động là gì?
Khám phá ưu và nhược điểm của đầu tư thụ động qua chi phí, thời gian quản lý nhưng có thể bỏ lỡ cơ hội lớn. Bạn đã chọn được chiến lược phù hợp hay chưa?
Ưu điểm của đầu tư thụ động
Phí thấp
Điều đầu tiên đó là mức chi phí của Passive Investing sẽ nhỏ hơn nhiều so với chiến lược đầu tư chủ động. Điều này là có 2 lý do chính. Đầu tiên, số lượng giao dịch ít hơn, chính vì thế chi phí giao dịch cũng sẽ ít hơn. Điều thứ 2, và điều đáng chú ý hơn là những quỹ tương hỗ của chiến lược thụ động không cần chi trả mức lương lớn cho những nhà quản lý cùng với đội ngũ phân tích trong việc lựa chọn cổ phiếu, có thể hiểu là những quỹ quản lý thụ động sẽ không mất nhiều chi phí quản lý.
Hiệu quả thuế
Một ưu điểm của việc không có nhiều giao dịch đó là những quỹ quản lý thụ động đem lại hiệu quả thuế cao.
Lý do là khi chứng khoán được giao dịch, tất cả các khoản lãi đều sẽ phải chịu thuế lãi vốn và bên chịu sẽ là những thành viên của quỹ. Chính vì những quỹ quản lý thụ động thực hiện giao dịch mua bán chứng khoán gián đoạn, chính vì vậy thuế của họ sẽ không cao giống như những quỹ quản lý chủ động.
Không dễ để vượt qua thị trường
Nói một cách chính xác thì những ưu điểm trên của đầu tư thụ động cũng là điểm yếu của đầu tư chủ động, tuy nhiên đây là một yếu tố quan trọng cần phải đánh giá cẩn thận. Dù trong ngắn hạn, một quỹ quản lý chủ động có thể vượt trội hơn thị trường, tuy nhiên không hề dễ dàng để đạt được thành tích này trong dài hạn.
Hạn chế của đầu tư thụ động
Không linh hoạt
Đầu tư thụ động cơ bản là không đủ tính linh hoạt trong phương thức vận hành của quỹ.
Chẳng hạn như đã nói trên, quỹ chỉ số giám sát chỉ số chứng khoán cơ bản, và để thực hiện được điều này thông qua việc nắm giữ cổ phần trong mọi doanh nghiệp tạo ra chỉ số. Quỹ sẽ mua cổ phiếu và sở hữu chúng cho dù thị trường có biến động như thế nào trong giai đoạn chờ đợi.
Có thể nói, nếu giá trị của một trong số tài sản của quỹ giảm hoặc có sẵn dữ liệu dự báo sự giảm giá sắp tới, lúc này quỹ vẫn sẽ không thể thoát khỏi việc nắm giữ tài sản đó nếu chứng khoán vẫn nằm trong chỉ số cơ bản.
Trong những trường hợp đó, bên cạnh việc có thể giao dịch bán những chứng khoán này, một quỹ đang hoạt động vẫn có thể giữ vững vị thế hiện tại của mình thông qua giao dịch bán khống hoặc quyền chọn bán – một chiến lược được áp dụng để hạn chế những rủi ro thua lỗ. Những quỹ thụ động sẽ không liên quan tới những hoạt động này, thay vào đó họ sẽ tiếp tục sở hữu những chứng khoán thuộc chỉ số cơ bản của mình.
Lợi nhuận “tiềm năng” không cao
Những quỹ tương hỗ được kiểm soát thụ động có lợi nhuận tiềm năng không cao bằng những quỹ chủ động.
Những quỹ này sẽ giám sát giá trị của chỉ số chuẩn và rất ít khi có kết quả tốt hơn chỉ số đó. Thực chất, lợi nhuận sẽ không quá cao vì mất phí quản lý. Ngược lại, một quỹ quản lý chủ động sẽ có nhiều lợi ích hơn.
Chắc chắn, tương tự như những khoản đầu tư khác, lợi nhuận tiềm năng gia tăng cũng sẽ kéo theo nhiều rủi ro khác, cho thấy được mức độ quan trọng của việc áp dụng những phương pháp quản lý rủi ro hiệu quả khi tham gia đầu tư.
Passive Investing – Quỹ trao đổi giao dịch (ETF) và quỹ tương hỗ
Như vậy với thông tin trên bạn đã có thể nắm được đầu tư thụ động là gì cũng như những ưu điểm và hạn chế của nó, tiếp theo hãy cùng tìm hiểu 2 phương tiện Passive Investing được sử dụng nhiều nhất: quỹ trao đổi giao dịch (ETF) và quỹ tương hỗ.
Cả hai công cụ này đều huy động vốn của những nhà đầu tư để đầu tư vào một danh mục chứng khoán, tuy nhiên cách thức hoạt động của hai công cụ này không giống nhau. Với quỹ ETF, giống với tên gọi của mình, được niêm yết tại những sàn chứng khoán, nơi những giao dịch cổ phiếu được tiến hành thông qua nhà môi giới, tương tự như cổ phiếu của doanh nghiệp.
Điều này có thể hiểu là những cổ phiếu tạo thành quỹ trao đổi giao dịch (ETF) có thể được mua bán tự trong trong thời gian hoạt động của sàn giao dịch. Điều này có thể hiểu là trong suốt thời gian giao dịch, giá cổ phiếu của họ sẽ thay đổi liên tục.
Bên cạnh đó, cổ phần có trong quỹ tương hỗ có thể được mua trực tiếp từ doanh nghiệp quản lý hoặc qua bên trung gian môi giới. Giá cổ phiếu của quỹ cũng được xác định vào thời điểm kết thúc ngày giao dịch và những nhà đầu tư sẽ thoát ra hoặc vào lại quỹ tại mức giá đó.
Chính vì thế, những nhà đầu tư ưa chuộng chiến lược đầu tư “thực hành” thường sẽ có xu hướng đầu tư vào ETF nhiều hơn vì khả năng giao dịch cổ phiếu trong ngày theo nhu cầu của mình.
Không phải bất kỳ nhà đầu tư nào cũng ưa chuộng cách tiếp cận đầu tư thụ động, tuy nhiên để nói một cách công bằng thì đây là một cách đầu tư khôn ngoan, cực kỳ phù hợp với những người không vững kiến thức liên quan đến tài chính. Mong rằng những thông tin mà bài viết của Traderforex chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn Passive Investing là gì.
Xem thêm:
Hedge fund là gì? Khám phá các quỹ phòng hộ nổi tiếng tại Việt Nam hiện nay
Tự do tài chính là gì? Cách đầu tư hiệu quả để đạt được tự do tài chính
Tôi là Lê Võ Trọng Tú, một Trader Full Time với đam mê phân tích và nhiệt huyết với những con số. Hãy kết nối và chia sẻ cùng chúng tôi – TraderForex. Tôi không hứa sẽ giúp bạn “giàu nhanh”, nhưng tôi sẽ cung cấp cho bạn những “công cụ” để tạo đà phát triển tốt nhất có thể.