Stochastic RSI là gì? Chỉ báo Stochastic RSI được sử dụng nhằm gia tăng độ nhạy cùng với sự biến động của giá và xác định các mức quá bán hoặc quá mua một cách chính xác hơn. Với cách thức giao dịch đơn giản, các trader hoàn toàn có thể xây dựng cho mình các chiến lược giao dịch hiệu quả và thu lợi nhuận vô cùng tiềm năng cùng Stochastic RSI. Để hiểu rõ hơn về StochRSI là gì, trader hãy theo dõi những chia sẻ hấp dẫn về chỉ báo kỹ thuật này ngay sau đây nhé.
Stochastic RSI là gì?
Stochastic RSI được biết đến là một loại chỉ báo kỹ thuật được hình thành dựa trên chỉ số sức mạnh tương đối RSI và chỉ báo dao động Stochastic với phạm vi từ 0 cho đến 1. Chỉ báo này cho phép trader xác định được tài sản đang giao dịch đang nằm trong vùng quá bán (nhỏ hơn bằng 0,2) hay vùng quá mua (lớn hơn bằng 0,8). Khi kết hợp cả hai chỉ báo dao động Stochastic và chỉ báo RSI thì trader sẽ xác định thị trường dễ dàng hơn so với chỉ dùng mỗi RSI. Nhờ vào khả năng so sánh phạm vi giá tài sản và giá đóng cửa mà việc dự đoán các bước ngoặt giá của thị trường cũng trở nên mạnh mẽ hơn.
Bởi vì StochRSI có sự liên quan lớn đến RSI, cho nên trader cần phải hiểu được sự liên tính chất của chỉ báo này. RSI là một chỉ báo theo dõi động lượng của tài sản. Ví dụ chỉ báo này nằm ở phạm vi từ 0 cho đến 100, vậy thì vị thế quá mua sẽ được thể hiện ở các giá trị nằm trên 70, còn vị thế quá bán sẽ nằm ở các giá trị dưới 30.
Tuy nhiên, nếu như chỉ sử dụng riêng RSI thì việc cung cấp tín hiệu bán và mua sẽ bị hạn chế. Do đó, việc sử dụng Stochastic RSI sẽ giúp trader xác nhận được nhiều tín hiệu vào lệnh và thoát lệnh cụ thể hơn. Và quan trọng hơn hết đó cần phải kết hợp Stochastic RSI cùng với những chỉ số kỹ thuật khác nữa để hạn chế tình trạng mua quyền chọn mua/bán quá chậm hoặc quá sớm.
Cách thức hoạt động của Stochastic RSI
Trong một khoảng thời gian nhất định, chỉ báo Stochastic RSI sẽ kiểm tra qua các biến động mà RSI cung cấp. Nó sẽ không nhấn mạnh đến mức giá ở hiện tại. Khoảng thời gian phổ biến nhất để tính toán sẽ là 14 chu kỳ (phút, giờ, phiên hoặc ngày).
Kết quả sẽ trả về từ 0 đến 1, đường trung tâm dao động là 0,5. Trong đó, điểm giao cắt với đường trung tâm sẽ được dùng chủ yếu vào việc xác nhận các tín hiệu bán hoặc mua. Khi mức biến động nằm trên 0,5 thì đây sẽ là tín hiệu mua liên tục và dưới 0,5 sẽ là tín hiệu bán liên tục. Có một điều trader cần lưu ý đó là sẽ có một vài máy tính Stochastic RSI đầu ra nhân với 100, khi đó kết quả sẽ nằm từ 0 cho đến 100. Không những thế, đối với chỉ báo StochRSI thì thời gian tính toán hiệu nhất sẽ là 20 chu kỳ.
Khi đã tham gia giao dịch trong thị trường forex, trader nên hiểu rằng chỉ số Stochastic RSI có thể áp dụng cho mọi khung thời gian khi xác định xu hướng thị trường và biến động giá.
>> Xem thêm: Phân tích kết hợp ADX và RSI trong dự đoán xu hướng thị trường
Công thức tính Stochastic RSI như thế nào?
Như đã chia sẻ, chỉ báo Stochastic RSI sẽ hoạt động dựa trên cơ sở của chỉ báo RSI. Do đó, công thức tính toán của Stochastic RSI đó là:
Stochastic RSI = (RSI hiện tại – RSI thấp nhất)/(RSI cao nhất – RSI thấp nhất)
Với công thức này, trader có thể sử dụng cho các khung thời gian giao dịch như ngày, giờ hoặc phút một cách đơn giản. Tuy nhiên, trader cần nắm rõ cách hoạt động và chiến lược giao dịch Stochastic RSI để phiên giao dịch trở nên hiệu quả hơn nhé.
Minh hoạ chỉ báo Stochastic RSI trên biểu đồ
Bởi vì dựa vào RSI để lấy dữ liệu đầu vào, do đó khi áp dụng công thức trong một khoảng thời gian bất kỳ thì chỉ báo Stochastic RSI sẽ nhận được con số chạy từ 0 đến 1. Biểu diễn trực quan của chỉ số Stochastic RSI sẽ như hình minh họa sau đây:
Ý nghĩa của Chỉ báo Stochastic RSI là gì?
Nhìn chung, Stochastic RSI là một công cụ hữu ích trong việc xác định các điểm đảo chiều tiềm năng và quản lý các mức giá quá mua và quá bán trên thị trường:
- Xác định vùng quá mua và quá bán: Stochastic RSI có giá trị dao động từ 0 đến 100. Khi chỉ báo đạt mức gần 80 hoặc 100, thị trường được xem là “quá mua” (overbought), trong khi giá trị gần 0 hoặc 20 cho thấy thị trường “quá bán” (oversold). Điều này giúp các nhà đầu tư nhận diện các điểm có thể xảy ra đảo chiều giá.
- Cung cấp tín hiệu đảo chiều: Stochastic RSI bao gồm 2 đường chính là %K (phản ánh giá trị thực của chỉ báo) và %D (trung bình động của %K). Khi hai đường này giao nhau đặc biệt khi có sự phân kỳ với giá, đó là tín hiệu đảo chiều có thể sắp xảy ra giúp các nhà đầu tư xác định thời điểm vào lệnh hiệu quả hơn. Tín hiệu này đặc biệt hữu ích trong những giai đoạn động lượng thị trường mạnh.
Xem thêm: Kết hợp MA và RSI – Phân tích kỹ thuật mạnh mẽ để tối ưu hóa giao dịch
So sánh Stochastic RSI và RSI cơ bản
Stochastic RSI nhạy bén và cung cấp nhiều tín hiệu hơn, phù hợp với các giao dịch ngắn hạn, trong khi RSI cơ bản ít nhạy hơn và chủ yếu hữu ích cho các xu hướng dài hạn.
Giống nhau: Cả 2 đều là chỉ báo phân tích kỹ thuật, giúp nhà giao dịch nắm bắt cơ hội vào lệnh mua và bán bằng cách cung cấp các tín hiệu liên quan đến mức độ quá mua và quá bán của thị trường.
Khác nhau: Điểm khác biệt giữa 2 chỉ báo này được thể hiên chi tiết qua bảng so sánh dưới đây:
Tiêu chí so sánh | Chỉ báo Stochastic RSI | Chỉ báo RSI cơ bản |
Độ nhạy | Nhạy cảm hơn với biến động thị trường, xác định tín hiệu ngắn hạn chính xác hơn. | Kém nhạy cảm hơn, ít phản ứng với biến động ngắn hạn. |
Tín hiệu mua bán | Cung cấp nhiều cơ hội mua bán hơn, do tính nhạy cảm cao hơn. | Ít cơ hội mua bán hơn, chủ yếu được sử dụng trong các xu hướng dài hạn. |
Cơ sở đo lường | Dựa trên RSI làm cơ sở, dẫn đến Stochastic RSI di chuyển nhiều hơn giữa các mức quá mua và quá bán. | Dựa trên giá đóng cửa của tài sản, thông thường ít dao động hơn. |
Thang đo lường | Thang từ 0 đến 100, theo dõi động lượng thị trường. | Thang từ 0 đến 1, với 0,5 là đường trung tâm (điều này giúp dễ dàng xác định quá mua/quá bán). |
Hướng dẫn cách áp dụng Stochastic RSI khi giao dịch trên chart
Để tối ưu hóa chiến lược giao dịch của bạn, hãy cùng tìm hiểu các bước áp dụng Stochastic RSI sau. Từ đó có thể giúp bạn xác định các tín hiệu đảo chiều và điểm vào lệnh chính xác trên biểu đồ giá.
Bước 1: Lựa chọn chỉ số
Để có thể sử dụng chỉ báo Stochastic RSI trên biểu đồ, đầu tiên trader cần lựa chọn cho mình một chỉ báo trong tùy chọn được thể hiện trên biểu đồ.
Bước 2: Tìm kiếm chỉ số Stochastic RSI
Tiếp đến, trader nhập “Stochastic RSI” vào thanh công cụ tìm kiếm. Kết quả sau đó sẽ xuất hiện chỉ báo Stochastic RSI.
Bước 3: Dựa vào chỉ báo động lựa để chọn Stochastic RSI
Cuối cùng, quan sát danh sách các chỉ báo động lượng, trader lựa chọn Stochastic RSI. Chỉ báo này sau đó sẽ được áp dụng tự động cho biểu đồ của trader.
Cách dùng chỉ số Stochastic RSI khi xác định tín hiệu giao dịch
Cách xác định tín hiệu giao dịch hiệu quả khi sử dụng Stochastic RSI là gì? Đối với chỉ báo Stochastic RSI, một trong cách sử dụng chính đó chính là phải xác định được các tín hiệu giao dịch. Cụ thể trader có thể tham khảo thêm như sau:
- Tín hiệu mua: Phạm vi quá bán sẽ thể hiện từ giá trị dưới 0,2. Tức là nếu như Stochastic RSI di chuyển ở mức lớn hơn 0,2 thì đây được xem là tín hiệu quá mua.
- Tín hiệu bán: Nếu như Stochastic RSI di chuyển dưới mức 0,8 thì điều này thể hiện sự đảo chiều ở trạng thái quá mua. Như vậy, đây sẽ là một thời điểm vô cùng thích hợp để trader bán tài sản tiền tệ.
- Đảo chiều xu hướng: Các trader có thể sử dụng chỉ số Stochastic RSI tương tự như một chỉ báo xác định xu hướng định giá và sau đó xây dựng lại chiến lược giao dịch cho phù hợp.
- Tín hiệu quá mua: Nếu như Stochastic RSI phá vỡ mức 0,8 và di chuyển trên đường này thì đây sẽ được xác định là vùng quá bán. Lúc này, nếu như đóng các vị thế của mình thì các trader sẽ thu về lợi nhuận khá hiệu quả. Không những thế, khi nhận thấy giá trị suy giảm dưới mức 0,8 thì trader cũng có thể áp dụng ngay chiến lược vào lúc này.
- Tín hiệu quá bán: Giá trị sẽ nằm ở vùng quá bán khi Stochastic RSI suy giảm dưới mức 0,2. Trong khoảng thời gian đã lựa chọn, giá di chuyển gần với mức thấp nhất sẽ tạo nên các cơ hội mua phù hợp (tại thời điểm giá vượt qua khỏi mức 0,2).
Sau đây là biểu đồ về sự biến động giá BTC/USDT khi sử dụng chỉ báo Stochastic RSI:
Chỉ số Stochastic RSI sẽ đo lường giá trị của chỉ báo RSI nằm trên phạm vi thấp hoặc cao ở trong một khoảng thời gian nhất định. Thực tế khi RSI ghi lại mức giá trị thấp dưới mức 40 thì chỉ số StochRSI xem như là bằng 0. Và ngược lại, khi RSI ghi nhận mức giá trị cao thì chỉ số StochRSI được xem như gần bằng 100.
2 chiến lược giao dịch hiệu quả cùng Stochastic RSI
Bằng cách kết hợp Stochastic RSI vào chiến lược giao dịch, bạn có thể cải thiện độ chính xác khi vào lệnh mua và bán, giúp tối đa hóa lợi nhuận từ những tín hiệu mạnh mẽ của thị trường.
Giao dịch theo Stochastic RSI
Khi nhắc đến các chiến lược giao dịch Stochastic RSI thì phổ biến nhất sẽ là giao dịch giữa các mức 0,8 và 0,2. Chẳng hạn trong phiến giao dịch của BTC/USDT bên trên có mức RSI cao là 60, thấp là 25, mức hiện tại 50. Vậy thì chỉ số Stochastic RSI sẽ nằm ở mức 0,71. Bởi vì chỉ số này nằm tương đối gần với vị thế quá mua cho nên trader cần đợi điều chỉnh tăng giá và đảo chiều giá xuất hiện. Nếu như đảo chiều giá diễn ra, trader có thể tiến hành mở một vị thế short/bán gần mức 0,5. Và đối với long/mua quyền chọn mua cũng áp dụng chiến lược tương tự.
Xác định đảo chiều xu hướng bằng Stochastic RSI và phân kỳ
Bởi vì chỉ báo Stochastic RSI có độ nhạy khá cao, cho nên sẽ hợp lý hơn nếu như sử dụng chúng cùng với một vài chỉ báo kỹ thuật khác. Trong đó, trader có thể kết hợp Stochastic RSI và phân kỳ giữa giá BTC để xác nhận đảo chiều xu hướng dễ dàng hơn.
>> Xem thêm: RSI và MACD: Kết hợp hai chỉ báo mạnh mẽ để xác định xu hướng và điểm vào lệnh
Chỉ báo Stochastic RSI được ứng dụng trong giao dịch như thế nào?
Chỉ báo Stochastic RSI giúp nhà giao dịch xác định các điểm đảo chiều tiềm năng trên thị trường. Từ đó giúp đưa ra quyết định mua hoặc bán hiệu quả hơn khi giá có dấu hiệu quá mua hoặc quá bán.
Xác định điểm quá bán/quá mua
Bởi vì thực hiện giao dịch theo xu hướng mạnh hơn cho nên đầu tiên trader cần phải xác định được vùng quá bán và vùng quá mua. Có thể thấy chỉ báo StochRSI 14 ngày giống như là một chỉ báo ngắn hạn, cho nên việc tìm kiếm một xu hướng trung hạn sẽ vô cùng quan trọng đối với các trader trong việc xác định vùng quá bán và quá mua.
Quan sát biểu đồ trên, trader sẽ thấy trong giai đoạn từ tháng 7/2020 đến 11/2021, xu hướng của SSI đã được xác định bằng cách sử dụng 2 đường trung bình mũ EMA60 và EMA10. Trader sẽ thấy rằng đường EMA10 phần lớn thời gian sẽ nằm ở bên trên đường EMA60. Từ đó có thể xem giá đang nằm ở một xu hướng tăng trong trung hạn. Lúc này, trong một xu hướng tăng, trader nên tập trung vào việc đi tìm tín hiệu quá bán bởi vì chúng sẽ cho thấy giá tài sản có nhịp điều chỉnh để xu hướng tăng được tiếp tục hay không.
Còn ở hình minh họa bên dưới, trader sẽ nhận thấy đã có đến 3 lần Stochastic RSI nằm ở vùng quá bán. Đồng thời bởi vì nằm ở trong một xu hướng tăng cho nên Stochastic RSI nằm ở vùng quá bán không lâu rồi ngay sau đó lại bật lên trên.
>> Xem thêm: Khám phá cách kết hợp Ichimoku và RSI để tối ưu chiến lược giao dịch hiệu quả
Tại thời điểm này, RSI 14 ngày sẽ không cung cấp được nhiều tín hiệu như StochRSI. Tuy nhiên, trader vẫn phải hết sức cẩn trọng với các tín hiệu quá bán bằng cách sử dụng các tín hiệu kỹ thuật khác như chỉ báo vượt qua mốc trung tâm ở mức 50 hoặc giá vượt qua đường EMA10.
Xác định xu hướng giá trong ngắn hạn
Để hiểu rõ hơn về chỉ báo Stochastic RSI trong giao dịch, trader có thể tham khảo thêm ví dụ sau. Giống như ví dụ trên thì ở đây cũng được sử dụng hai đường EMA 60 và EMA 10 vào việc xác nhận xu hướng. Lúc này, trader sẽ thấy phần lớn thời gian đường EMA10 nằm ở bên trên EMA60 cho nên có thể xem giá tài sản ở giai đoạn này đang nằm trong một xu hướng giảm giá.
Đối với trường hợp ở một xu hướng giảm giá, trader cần chú ý về các tín hiệu quá mua. Từ biểu đồ, có thể thấy giai đoạn đầu năm cho đến tháng 7/2020 xuất hiện 4 tín hiệu quá mua. Đồng thời, các tín hiệu quá mua này được xác nhận chính xác hơn khi nó di chuyển nằm dưới mức 50 (mức trung tâm). Từ đây, trader có thể dựa vào tín hiệu giao cắt đường EMA10 để xác nhận việc xu hướng giảm kết thúc.
>> Xem thêm: Chiến lược kết hợp Bollinger Bands và RSI giúp xác định điểm vào/ra hiệu quả
Những ưu điểm và nhược điểm của chỉ số RSI Stochastic là gì?
Khám phá ngay những ưu điểm và nhược điểm của chỉ báo RSI Stochastic để hiểu rõ cách công cụ này có thể giúp bạn xác định cơ hội giao dịch chính xác hơn.
Ưu điểm
- Nhiều tín hiệu bán hơn hoặc mua hơn: So với chỉ báo RSI thì Stochastic RSI sẽ mang đến nhiều tín hiệu quá bán hoặc quá mua hơn. Bởi vì Stochastic RSI có độ nhạy cao cho nên sẽ được thiết kế với mục đích dự đoán các chỉ số tiêu cực trước khi các điểm cực trì được RSI kiểm tra thực tế đến. Khi sử dụng đúng cách, Stochastic RSI sẽ mang đến cho các trader rất nhiều cơ hội đầu tư tiềm năng.
- Chỉ báo động lượng thị trường: Chỉ báo Stochastic RSI sẽ giúp các trader lập chiến lược giao dịch hàng ngày xác định động lượng. Từ đó, mang đến cho trader một chiến lược giao dịch phù hợp và hiệu quả hơn.
- Xác định xu hướng tăng giá và đợt Pullback trong ngắn hạn để giao dịch lướt sóng: Đằng sau giao dịch lướt sóng sẽ là một ý tưởng chính về việc hưởng lợi từ sự biến động của cặp tiền tệ trong ngắn hạn. Chỉ báo Stochastic RSI sẽ giúp trader phát hiện ra các đợt Pullback trong ngắn hạn và các cơ hội giao dịch lướt sóng lý tưởng từ đó cũng hình thành. Tuy nhiên, quan trọng hơn hết là trader cần phải biết cách kết hợp thêm các chỉ báo kỹ thuật khác. Xu hướng giảm giá hoặc tăng giá mạnh có khả năng sẽ chứng kiến sự phá vỡ những mức giá đã được thiết lập trước này.
Nhược điểm
- Không giống với giá trị ở thực tế: Khác với chỉ báo RSI, Stochastic RSI sẽ lấy RSI là cơ sở và khiến cho chỉ báo này so với giá tiền thực tế sẽ bị cách xa 2 mức. Do đó, trader sẽ thấy sự chênh lệch cao hơn giữa kết quả của Stochastic RSI và giá. Không những thế, trader cũng có thể thấy được độ trễ nhẹ ở một vài trường hợp.
- Có độ biến động cao hơn: Chỉ báo Stochastic RSI được sử dụng với mục đích chính đó là tìm kiếm thêm các vị thế bán hoặc mua. Và đây cũng chính là một sự thiếu sót của các trader mới. Do đó, trader nên kết hợp StochRSI cùng một số thông số kỹ thuật khác như kháng cự – hỗ trợ hoặc DMA.
Bài viết vừa rồi là những chia sẻ chi tiết về Stochastic RSI là gì mà các trader nên nắm bắt được khi giao dịch ngoại hối. Thông qua chỉ báo này, trader hoàn toàn có thể tự xây dựng cho mình một chiến lược giao dịch hiệu quả và chính xác hơn. Tuy nhiên, bởi vì tính biến động cao và có mối liên hệ không giống tuyệt đối với giá trị hiện tại, cho nên trader nên kết hợp sử dụng Stochastic RSI cùng những chỉ báo khác nữa nhé.
Xem thêm:
Ichimoku Fibonacci – Sự kết hợp của dự đoán xu hướng và mức hỗ trợ/kháng cự
Tôi là Lê Võ Trọng Tú, một Trader Full Time với đam mê phân tích và nhiệt huyết với những con số. Hãy kết nối và chia sẻ cùng chúng tôi – TraderForex. Tôi không hứa sẽ giúp bạn “giàu nhanh”, nhưng tôi sẽ cung cấp cho bạn những “công cụ” để tạo đà phát triển tốt nhất có thể.